Viêm lợi – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm lợi tận gốc

Trong số các bệnh lý về răng miệng hiện nay, viêm lợi là một trong các chứng bệnh phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống mà còn có thể làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu cụ thể về bệnh viêm lợi răng cùng với đó là các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất.

Viêm lợi là gì?

Lợi là bộ phận quan trọng trong khoang miệng của con người. Tác dụng của lợi đó chính là che chở, bảo vệ và cố định cho răng được chắc chắn, đặc biệt khi nhai nuốt thức ăn. Lợi bình thường có cấu tạo săn chắc, màu hồng nhạt, không bị chảy máu, không sưng tấy và hơi thở luôn thơm tho. Tuy nhiên khi bị viêm lợi thì tình trạng hoàn toàn ngược lại.

Viêm lợi là tình trạng lợi răng bị viêm và gây ra các tổn thương ở khu vực nướu lợi.

Bệnh viêm lợi là một trong các bệnh răng miệng phổ biến ở cả trẻ em và người lớn hiện nay. Trong đó chủ yếu do vi khuẩn ở các mảng bám hay cao răng tồn tại lâu trong khoang miệng gây ra. Điều này khiến cho lợi trong khoang miệng bị viêm và tổn thương.

Tùy theo tình trạng nghiêm trọng của bệnh mà viêm lợi có thể có các dấu hiệu và mức độ khác nhau. Thông thường nướu lợi có thể bị sưng, chảy máu và hơi thở có mùi hôi khó chịu. Một số bệnh viêm nặng đối với nướu lợi như viêm lợi trùm, viêm lợi có mủ, viêm lợi phì đại,….

Các biểu hiện của bệnh viêm lợi

Căn cứ vào các giai đoạn tiến triển của bệnh mà có thể có các biểu hiện hay triệu chứng viêm lợi khác nhau. Trong đó có hai giai đoạn chính đó là viêm cục bộ và viêm cận răng. Vì vậy, các bệnh nhân bị nhẹ thường không để ý, chủ quan khiến cho tình trạng viêm khu vực vùng nướu lợi ngày càng trầm trọng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm lợi mà bạn không nên bỏ qua.

  • Lợi có màu đỏ nhạt hoặc đỏ đậm hơn so với bình thường. Giai đoạn nặng hơn có thể bị sưng đỏ, đau nhức hay phì đại ở vùng nướu lợi, thậm chí lợi có mưng mủ.
  • Xuất hiện các mảng bám, vôi răng, cao răng lớn xung quanh khu vực chân răng.
  • Răng lợi bị chảy máu tự nhiên, đặc biệt là khi đánh răng, xỉa răng hay ăn uống.
  • Tổ chức chân răng bị lỏng lẻo, răng bị lung lay.
  • Bị tụt lợi khiến cho chân răng lộ ra. Khoảng cách răng và lợi xuất hiện các khe hổng, sâu.
  • Miệng có mùi hôi khó chịu khi thở hay khi giao tiếp.
Lợi răng sưng đỏ hay miệng có mùi hôi khó chịu là các dấu hiệu của bệnh viêm lợi.

Một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm lợi răng

Viêm răng lợi có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bất kỳ ai đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Bệnh có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm lợi ở trẻ em và người lớn nhé.

Viêm lợi do thói quen vệ sinh răng miệng

Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đó chính là việc vệ sinh răng miệng chưa đầy đủ hoặc không đúng cách. Trong đó bao gồm việc không đánh răng thường xuyên, không quan tâm tới vê sinh răng miệng. Đặc biệt là ở trẻ em bởi trẻ thường không tự chủ động vệ sinh răng miệng, đang trong quá trình thay răng hoặc chải răng chưa đúng,…

Viêm nướu lợi thường do lười vệ sinh răng miệng gây mảng bám và vi khuẩn.

Việc không vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách có thể gây ra các mảng bám trên răng, cao răng. Khi chúng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng khiến cho vi khuẩn có cơ hội tấn công chân răng và sản sinh ra các enzym phá hủy gây nên tình trạng viêm răng lợi.

Viêm lợi răng do chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Cùng với vấn đề vệ sinh răng miệng thì chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể ảnh hưởng tới tình trạng viêm nướu lợi. Theo các nhà khoa học thì người nghiện thuốc lá, rượu bia hay ăn nhiều đồ cay, ngọt thường có khả năng bị bệnh viêm lợi cao hơn so với người bình thường.

Cùng với đó, thói quen thức khuya, ăn đồ nóng, lạnh đột ngột có thể gây yếu cho cấu trúc răng lợi và tạo điều kiện cho vi khuẩn mảng bám răng tấn công. 

Lợi bị viêm do các bệnh lý khác liên quan

Thêm một nguyên nhân khiến cho lợi của bạn có thể bị viêm là do các bệnh lý khác. Các bệnh này có thể gây ra tình trạng viêm lợi, tổn thương ở lợi hoặc khiến cho bệnh răng miệng trở nên nặng hơn.

– Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể khiến cho lợi giảm sức đề kháng và gây nên tình trạng viêm.

– Bệnh tiểu đường là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng lợi bị viêm hoặc chảy máu vùng lợi.

– Cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng như vitamin C, vitamin A, vitamin D, canxi, fluor,…

– Thời kỳ kinh nguyệt có thể gây nên tình trạng tăng tiết nước bọt trong khoang miệng. Điều này có thể gây nên viêm tuyến nước bọt từ đó gây ra viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, mụn herpes hay chốc mép….

– Một số bệnh lý làm giảm sức đề kháng của cơ thể có thể khiến cho vùng lợi bị vi khuẩn tấn công. Hoặc bạn đang sử dụng một số loại thuốc có thể khiến cho tuyến nước bọt giảm tiết là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây sâu răng và viêm ở vùng lợi, vùng chân răng.

Các biến chứng nguy hiểm khi bị viêm nướu lợi

Ở giai đoạn ban đầu, khi lợi chưa bị viêm nhiều và chưa có các triệu chứng khó chịu, nhiều người có thể chủ quan không quan tâm tới việc điều trị bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm và dứt điểm thì viêm lợi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho vùng răng miệng và sức khỏe của bạn.

Trước hết, khi vùng lợi bị viêm có thể gây nên tình trạng sưng tấy, đau nhức hay chảy máu chân răng cùng với đó là miệng có mùi hôi. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống của bạn mà còn gây mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Viêm lợi để lâu có thể gây tụt lợi hay mất răng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng.

Khi tình trạng bệnh nặng hơn, viêm cận răng có thể lây lan sang các mô cơ và xương gây ra bệnh nhu chu. Từ đó làm tăng nguy cơ rụng răng, mất răng do liên kết răng và lợi yếu hay bị tụt lợi do viêm lợi.

Ngoài ra, sức khỏe răng miệng kém có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe chung của có thể. Theo một nghiên cứu thì người bị bệnh viêm lợi sau đó là viêm nha chu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác liên quan tới phổi.

Với người bị bệnh tiểu đường, viêm răng lợi có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn và khó kiểm soát lượng đường huyết trong máu hơn. Còn với người đang mang thai nếu sức khỏe răng miệng không tốt thì nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non tăng cao hơn so với các thai phụ chăm sóc răng miệng tốt.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh viêm lợi tận gốc hiệu quả nhất

Mặc dù là bệnh răng miệng gây nên cảm giác khó chịu cho người bệnh, tuy nhiên viêm lợi là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị được dứt điểm. Kể cả khi bạn mới bị hay viêm lợi nặng gây chảy máu chân răng, mưng mủ hoặc sưng tấy vùng lợi. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và điều trị viêm lợi hiệu quả nhất mà bạn nên áp dụng ngay.

Chú trọng vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách

Mục tiêu chính của việc điều trị viêm răng lợi đó chính là ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phát triển của bệnh. Đi cùng với đó là kiểm soát tình trạng viêm ở các khu vực nướu lợi răng. Vì vậy, biện pháp phòng ngừa và điều trị đầu tiên đó chính là việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tại nhà thường xuyên.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách để điều trị viêm lợi hiệu quả nhất.

Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, sử dụng bàn chải mềm chải sạch răng. Cùng với đó là dùng các loại nước súc miệng chống vi khuẩn và chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Hoặc súc miệng với nước muối vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra nên đi lấy cao răng, vôi răng định kỳ khoảng từ 3 tới 6 tháng tùy theo tình trạng các mảng bám xuất hiện trên răng.

Ăn uống đủ chất và có chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh việc chú trọng vệ sinh răng miệng hàng ngày, để điều trị viêm lợi hiệu quả bạn nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết vào trong chế độ ăn. Trong đó đặc biệt là các thực phẩm có chứa vitamin C, vitamin A, vitamin D hay canxi. Bởi các thực phẩm này có thể giúp bạn tăng sức đề kháng, nướu lợi khỏe hơn và góp phần làm giảm nguy cơ bị bệnh viêm răng lợi.

Ngoài ra, bạn còn nên hạn chế rượu bia và thuốc lá, không nên thức khuya hay ăn quá các loại đồ ngọt. Một lối sống lành mạnh kết hợp ăn uống đủ chất và vệ sinh răng miệng đúng cách chính là nền tảng để bạn đẩy lùi viêm lợi hiệu quả.

Thăm khám nha khoa và sử dụng các loại thuốc điều trị viêm lợi

Nếu tình trạng bệnh nặng gây nên viêm lợi trùm hoặc sưng tấy, bạn nên đi thăm khám nha khoa để được kiểm tra cẩn thận. Cùng với đó là được kê các loại thuốc kháng viêm phù hợp giúp khắc phục tình trạng nướu lợi bị viêm nhanh chóng. Lời khuyên cho bạn là nên khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần để bảo vệ răng miệng tốt nhất.

Nên đi khám nha khoa nếu tình trạng viêm lợi răng nặng và khó điều trị dứt điểm.

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số cách dân gian trong điều trị viêm răng lợi như súc miệng với lá ổi, lá đinh hương, nước xô thơm, tinh dầu tràm trà, rượu cau ngâm, mật ong…

Hi vọng bài viết trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn nắm được cơ bản về viêm lợi cùng với đó là các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất. Răng lợi chắc khỏe, hơi thở thơm tho, thoải mái chính là điều tuyệt vời nhất phải không nào. Vì vậy bạn phải luôn chú ý tới vệ sinh răng miệng để tránh bị viêm lợi răng nhé.